Nội dung kiến nghị: Kính gửi:- Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Công Thương; - MTTQVN, - Liên hiệp các Hội KH&KTVN; - Tổng cục Thủy sản; - Ban LĐ Hội; - HTS, HNC các tỉnh; - Đơn vị hội viên thuộc Hội; - Hội Nghề cá VN gửi CV 78 v/v kiến nghị một số vấn đề vướng mắc trong thực hiện Luật Thủy sản 2017 ( Xin xem file đính kèm). Hội Nghề cá Việt Nam - VINAFIS (Vietnam fisheries Society) Nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình , Hà Nội ĐT&fax : 0243.7.717.739 Email: hoinghecavn@gmail.com www.hoinghecavietnam.org.vn
Nội dung kiến nghị: Xin cảm ơn, tôi rất hài lòng với thông tin mà Qúy Cổng thông tin đã cung cấp. Tuy nhiên, tôi xin hỏi như sau: Viện Nghiên cứu công nghiệp rừng (chuyển tới Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trả lời) - Theo như câu trả lời của Bộ Xây dựng, Viện nghiên cứu công nghiệp rừng không có phòng thí nghiệm đăng ký hoạt động theo Nghị định 62/2016/NĐ-CP và cũng chưa được cấp mã LAS-XD. - Tôi xin hỏi: (1) Viện nghiên cứu công nghiệp rừng từ năm 2015-2019 có phòng thí nghiệm hay không và phòng thí nghiệm này có đủ điều kiện năng lực hoạt động thí nghiệm theo quy định của Bộ NN&PTNT hay pháp luật khác liên quan (Ví dụ thí nghiệm tà vẹt gỗ). (2) Xác nhận của hạt kiểm lâm: + Khi kiểm tra bảng kê lâm sản có xác nhận của Hạt kiểm lâm thành phố Vinh (08/2018) chỉ thấy ghi nguồn gốc LS: Hợp pháp, mà không ghi rõ xuất xứ của lô hàng tà vẹt gỗ táu mật nhóm 2 (theo quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1977; nhóm I theo TCVN 1072:1971). + Để xác định đầy đủ thông tin (chứng chỉ xuất xứ-nguồn gốc, chứng chỉ chất lượng, nhãn mác,…) về lô hàng gỗ táu mật nhóm 2 nêu trên trong giai đoạn từ năm 2015-tháng 12/2018 cần các thông tin chi tiết nào theo quy định. + Trách nhiệm của Bộ NN&PTNT trong việc quản lý loại gỗ táu mật nhóm 2 nói trên và các loại gỗ khác cung cấp cho hoạt động xây dựng, cũng như trách nhiệm của các Hạt kiểm lâm các tỉnh, thành phố. + Đối với loại gỗ nêu trên hiện nay có trồng ở Việt Nam và trình tự thủ tục nhập khẩu loại gỗ này về Việt Nam như thế nào, các loại giấy tờ cần thiết để chứng minh. Xin trân trọng cảm ơn.
Nội dung kiến nghị: Theo công văn đính kèm.
Nội dung kiến nghị: Kính gửi: - Thủ tướng Chính phủ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Y tế Công ty TNHH Quốc Tế UNILEVER xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ của quý cơ quan trong thời gian qua. Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Công ty UNILEVER Việt Nam gặp vướng mắc trong việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với mặt hàng gia vị hỗn hợp và bột canh hỗn hợp nhập khẩu thuộc nhóm hàng gia vị. Theo quy định, Điểm 1, phần X phụ lục II Nghị định 15/2018/NĐ- CP, gia vị đơn chất hỗn hợp, gia vị có nguồn gốc động vật, thực vật thuộc danh mục các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên ngày 29/10/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNN ban hành mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của bộ này. Trong đó, tại Phụ lục II quy định, bảng mã HS đối với danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có nhóm mặt hàng gia vị hỗn hợp và bột canh hỗn hợp. Do đó khi tiến hành đăng ký kiểm tra ATTP tại Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng II thì cơ quan này đã từ chối đăng ký do hàng không thuộc danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công ty đã nghiên cứu lại danh mục sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và Bộ Y tế cũng không quy định nhóm mặt hàng gia vị hỗn hợp và bột canh hỗn hợp phải kiểm tra an toàn thực phẩm khi nhập khẩu. Vì vậy các cơ quan kiểm tra chuyên ngành được chỉ định từ Bộ Công Thương và Bộ Y tế cũng từ chối tiếp nhận kiểm tra ATTP đối với các mặt hàng này. Bằng kiến nghị này kính mong quý cơ quan hải quan có ý kiến hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp sớm hoàn thành thủ tục nhận hàng và tránh các chi phí bến bãi phát sinh. Xin trân trọng cảm ơn
Nội dung kiến nghị: Kính gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên quan đến việc nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai Công ty tôi đang có vấn đề kính mong nhận được tư vấn của Quý bộ như sau: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định 94/2014/NĐ-CP: "Điều 8. Quản lý thu, kế hoạch thu nộp Quỹ 2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, nhân viên trong lực lượng vũ trang thuộc phạm vi quản lý và chuyển vào tài khoản của cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh hoặc vào tài khoản cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền". Vậy theo quy định trên tất cả các doanh nghiệp có trách nhiệm thu Quỹ phòng, chống thiên tai của người lao động hay chỉ áp dụng đối với cơ quan, tổ chức trong lực lượng vũ trang? Trường hợp, doanh nghiệp có trách nhiệm thu Quỹ của người lao động nhưng người lao động không đồng ý nộp quỹ thì doanh nghiệp có phải chịu trách nhiệm pháp lý nào không? Rất mong sớm nhận được phản hồi tư vấn của Quý ban để các doanh nghiệp có căn cứ thực hiện. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung kiến nghị: Kính gởi Văn phòng chính phủ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tôi tên Đỗ Thị Thanh Quý, công tác tại công ty Integration Point tại Malaysia. Trong quá trình nghiên cứu Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ký ngày 15/11/2017, chúng tôi có tra thấy các mã HS trong các phụ lục thuộc Thông tư này không có trong Nghị định 65/2017/NĐ-CP (quy định về danh mục hàng hóa XNK của Việt Nam). Chúng tôi xin đính kèm danh sách mã HS bị lỗi như nêu trên trong kiến nghị này. Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi từ quý cơ quan chính phủ. Xin chúc quý cơ quan Chính phủ một ngày tốt đẹp. Trân trọng, Đỗ Thị Thanh Quý.
Nội dung kiến nghị: Qua thực tế triển khai công tác thu Quỹ Phòng chống thiên tai ở tỉnh Bình Dương, Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh Bình Dương có một nội dung chưa rõ dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về "Giá trị hiện có tại Việt Nam" gây khó khăn khi tổ chức thực hiện. Vì vậy Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh Bình Dương kính đề nghị Chính phủ hướng dẫn nội dung sau: - Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014, “Các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập: Mức đóng góp bắt buộc một năm là hai phần vạn trên tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hàng năm nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh”. Theo quy định này, có một số doanh nghiệp hiểu là: Phần tổng giá trị tài sản hiện có theo Báo cáo tài chính là phần tổng tài sản trừ (-) nợ phải trả. Như vậy, cách hiểu này có đúng với tinh thần của Nghị định 94/2014/NĐ-CP hay không? Bên cạnh đó, đề nghị Quý cơ quan nêu rõ thêm vấn đề "Tài sản hiện có tại Việt Nam" được xác định như thế nào, có loại trừ những khoản mục nào, chẳng hạn như các khoản phải trả, khoản phải nộp Nhà nước, các khoản thuê tài chính... Kính mong Chính phủ sớm hướng dẫn để Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh Bình Dương kịp thời hướng dẫn đến doanh nghiệp.
Nội dung kiến nghị: Kính gửi: VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT Công ty TNHH Thủy Kim Sinh xin gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật lời chào trân trọng nhất. Thưa Quý cơ quan, chúng tôi là doanh nghiệp hoạt động với lĩnh vực chính là sản xuất, buôn bán phân bón dùng trong nông nghiệp. Hiện tại, sản phẩm phân bón sản xuất trong nước được quản lý theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/09/2017. Theo đó, 1 cơ sở sản xuất phân bón cần: - Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn 05 năm. Để được cấp Giấy chứng nhận, cơ sở sản xuất phải đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật và được cơ quan có thẩm quyền tới thẩm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất. - Sau 01 năm hoạt động, cơ sở sản xuất phải có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001. - Hàng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương sẽ tiến hành thanh tra cơ sở sản xuất. 1 sản phẩm phân bón được phép lưu hành trên thị trường cần: - Phải có tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với quy định tại NĐ 108/2017/NĐ-CP. - Phải được Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ đạt yêu cầu cấp Quyết định lưu hành. - Các lô phân bón trước khi xuất xưởng phải có kết quả thử nghiệm đạt tiêu chuẩn. - Hàng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên trên thị trường, kiểm nghiệm sản phẩm theo các chỉ tiêu công bố. Như vậy, các quy định, yêu cầu về quản lý phân bón sản xuất trong nước được quy định trong Nghị định 108/2017/NĐ-CP là quá đầy đủ. Việc yêu cầu sản phẩm phân bón sản xuất trong nước cần phải thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy theo là trùng lặp, dẫn tới việc sản phẩm phân bón sản xuất trong nước khi lưu hành trên thị trường cần tới 3 “giấy phép”: Quyết định công nhận lưu hành do Cục Bảo vệ thực vật cấp, Chứng nhận hợp quy do tổ chức được Bộ NN&PTNT chỉ định cấp và thông báo tiếp nhận hợp quy do Sở NN&PTNT cấp. Trong khi nội dung trong Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ là: “Chứng nhận sản phẩm phân bón phù hợp với yêu cầu trong Nghị định 108/2017/NĐ-CP” – yêu cầu bắt buộc để được cấp Quyết định công nhận lưu hành. Thứ hai, trong trường hợp phân bón được cấp Quyết định công nhận lưu hành có 1 số chỉ tiêu chất lượng mà không có phòng thử nghiệm nào được Bộ NN&PTNT chỉ định thử nghiệm thì sẽ không thể chứng nhận hợp quy và lưu hành sản phẩm trên thị trường. Như vậy 1 sản phẩm mới có chất lượng tốt đã được chứng minh qua quá trình khảo nghiệm (theo NĐ 108) được Cục Bảo vệ thực vật cấp Quyết định công nhận lưu hành vẫn không được lưu hành. Thứ ba, hiện tại Sở NN&PTNT TP. Hồ Chí Minh đang tạm dừng tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy phân bón. Như vậy là ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp chúng tôi có Quyết định công nhận lưu hành phân bón, đã thực hiện chứng nhận hợp quy tại tổ chức do Bộ NN&PTNT chỉ định nhưng vẫn không thể bán sản phẩm ra thị trường. Trong khi chờ đợi để chứng nhận và công bố hợp quy thì thời gian được phép lưu hành của sản phẩm giảm dần, doanh nghiệp lãng phí chi phí, thời gian, cơ hội kinh doanh. Người nông dân bỏ lỡ cơ hội được sử dụng những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu cấp thiết. Do đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật thực hiện Quản lý phân bón chặt chẽ nhưng không chồng chéo, loại bỏ các thủ tục rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp và nông dân: Bỏ yêu cầu Chứng nhận và công bố hợp quy đối với sản phẩm phân bón sản xuất trong nước để Quyết định công nhận lưu hành là giấy phép mang ý nghĩa thực chất: sản phẩm được phép lưu hành trong nước. Rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Cục Bảo vệ thực vật. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung kiến nghị: Kính gửi Quý Lãnh đạo, Công ty TNHH Công nghệ cao Nhất Việt hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chúng tôi đang có kế hoạch cung cấp các giải pháp bảo quản sau thu hoạch cho các doanh nghiệp trong nước. Hiện chúng tôi đang có một số vướng mắc về điều kiện kinh doanh, rất mong được Quý Bộ hướng dẫn để chúng tôi tìm hiểu: 1. Các hóa chất vệ sinh (sanitizer) dùng trong quá trình sơ chế sau thu hoạch (rửa hoa quả) thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Bộ Y tế? Mong Quý Bộ hướng dẫn điều kiện kinh doanh thuộc nghị định, thông tư nào? 2. Các loại thuốc diệt nấm bệnh trong phòng bảo quản hoặc chỉ dùng trong quá trình sơ chế (để phun trên bề mặt hoa quả trong quá trình rửa) có thuộc sự điều chỉnh của Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT không? 3. Điều kiện kinh doanh đối với chất wax, chất phủ bề mặt (coating) để bảo quản nông sản (chống mất nước, hạn chế hô hấp và sản sinh khí ethylen) như thế nào? Chúng tôi kính mong nhận được sự hướng dẫn của Quý Bộ để có thể tìm hiểu và đánh giá tính khả thi của các giải pháp của chúng tôi! Trân trọng cảm ơn!
Nội dung kiến nghị: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lưu hành sản phẩm phân bón.